Cách chơi gà chọi dành cho người mới bắt đầu biết đến thú chơi này. Người chưa bao giờ nuôi gà cũng nên đọc nó.
Bài viết này sẽ hướng dẫn cho anh em về cách chơi gà chọi một cách đầy đủ và chi tiết. Đặc biệt là người mới biết đến trò chơi chọi gà dân gian này.
Ở đây tôi sẽ nói về một số câu hỏi và sẽ trả lời luôn các câu hỏi về gà chọi để anh em dễ hình dùng nhất.
Tôi sẽ coi người đang đọc bài này là người mới, chưa biết gì về gà đặc biệt là gà chọi.
Gà chọi được chơi khi nào?
Gà chọi con sẽ được nuôi lớn. Từ khi mới nở đến khi đạt được 2,5-2,8 kg gà lúc này sẽ tập tẹ gáy.
Khi gà chọi bắt đầu gáy là lúc nó sẽ có thể thi đấu với nhau.
Nếu bạn chưa biết nuôi gà con như thế nào hãy tham khảo: CÁCH NUÔI GÀ CHỌI
Gà được nuôi cùng nhau từ nhỏ thì sẽ không chọi nhau. Chỉ khi gà gáy căng mới bắt đầu đá nhau.
Trước giai đoạn gáy gà sẽ được nuôi bầy đàn, thả rông.
Gà gáy căng mà nuôi cùng nhau nó sẽ dồn đá nhau. Và con lớn hơn sẽ áp đảo và làm cho gà bé hơn hoặc ít dạn hơn bị lép vế.
Điều này làm con gà bị lép vế bị ép khó phát triển. Và nhiều trường hợp sẽ không dám gáy.
Ngoài ra gà gáy rồi nhốt cùng nhau, hai con gà vào một hôm nào đó sẽ đá nhau, dẫn đến chết gà. Đây là việc thi đấu ngoài ý muốn.
Đó là lý do chính để khi gà gáy hoặc gần gáy người ta sẽ nhốt riêng từng con trống với nhau.
Gà sau khi bắt nhốt riêng (đã gáy) thì gọi là gà tơ mới lên chuồng.
Gà tơ là ý nói con gà đó còn chưa được đào tạo gì. Có thể đánh, đá nhau nhưng chưa có thuần thục.
Bây giờ chuyển qua nói về giai đoạn gà tơ.
Cách nuôi gà chọi tơ
Gà tơ khi mới lên chuồng vẫn chưa khô lông.
Khái niệm khô lông là để chỉ gà chọi có lông chưa hoàn thiện.
Cách kiểm tra vén lông lên sẽ thấy rất nhiều lông ống ở cổ, đuôi, lưng.
Gà khô lông là gà có bộ lông đã hoàn thiện, gốc lông khô ráo cứng cáp.
Gà tơ từ khi lên chuồng sẽ phải làm các công việc như sau: Cắt tai, tít, cắt lông, và chuyển sang đào tạo trước khi thi đấu.
Cắt tai tít có thể tiến hành ngay sau khi lên chuồng. Cần lưu ý nếu vì lý do nào đó con gà đánh nhau khi thả rông mà bắt buộc phải tách ra nuôi riêng.
Gà lúc này là nuôi trên chuồng bất đắc dĩ. Gà chưa đạt được cân nặng của một con gà tơ thông thường.
Có thể gà lúc này chỉ hơn 2kg. Thì không nên cắt tai. Vì nếu không dau này tai lại dài ra trong quá trình gà lớn lên.
Nuôi gà tơ cho đến khi tai tít hoàn toàn lành lặn, bộ lông hoàn thiện thì chuyển qua cắt lông cho gà tơ.
Cắt lông cho gà ở một số vị trí để làm đẹp và làm gà dễ lau chùi trong khi thi đấu luyện tập. Và do sở thích từng người nuôi.
Chuyển qua mở mỏ và đào tạo gà.
Đào tạo gà chọi
Gà chọi khi đá lần đầu tiên gọi là bắn chân, hoặc mở mỏ.
Ý nói đây là lần thử đòn lối đầu tiên của con gà.
Lúc này gà đã lành tai tít, lông lá đã khô khoắn và cắt tỉa gọn gàng.
Cần lưu ý là gà khỏe mới nên thử đòn và đào tạo. Gà ốm hoặc chưa khỏe hẳn thì không nên luyện tập.
Trong hồ mở mỏ này anh em cần đánh giá được đòn lối của gà. Để có thể lựa chọn những con gà hay nhất mang đi đào tạo.
Gà cũng như người vậy. Có người sinh ra là có năng khướu võ sĩ. Có người sinh ra sẽ không có năng khướu.
Vậy thì việc chọn lựa gà cũng vậy. Đánh giá được đòn lối để lựa chọn.
Gà có thể thử 3 lần mới nên loại nó đi nếu nó không đạt yêu cầu.
Tóm lại là vậy. Chi tiết cụ thể từng giai đoạn tôi sẽ nói trong từng bài viết.
Bài này chỉ nói khái quát để hình dung.
Đại khái con gà có đòn đánh trúng vào gà khác và có lối tránh đòn và tỳ đè đối thủ để thuận đà đá đối thủ là gà hay.
Gà có đòn đá hụt, hoặc đá cái trúng cái trượt nhiều. Hoặc có lối để đối thủ dễ dàng khai thác và đá là con gà dở.
Cách thi đấu gà chọi – Cách chơi chọi gà
Cách ghép gà trong thi đấu
Khi hai con gà mang ra thi đấu. Người nuôi gà sẽ dùng một số phương pháp so sánh như sau để xếp gà đá.
– Xếp hạng bằng cân. Nếu nặng hơn trên 1 lạng không nên đá. Một số người ngang hoặc ghép ẩu thì vẫn đá sẽ không tính.
Nếu gà hơn nặng thì phải chấp đối thủ bằng cách bịt mỏ con gà nặng hơn trong một khoảng thời gian nào đó.
Thời gian chấp tùy vào trọng lượng gà nặng hơn và quy định, thỏa thuận của 2 bên. Hoặc của giải đấu.
Cái này gọi là chấp mỏ. VÍ dụ chấp mỏ 5 phút nghĩa là bị bịt mỏ 5 phút sau đó mới được thả ra để đá.
Anh em nên hiểu, gà phần lớn đều cắp vào đâu đó. Có thể là đầu, lưng, cổ … của con gà đối thủ sau đó mới lấy đà nhảy lên đá.
Khi nó chấp con kia bịt mỏ là gần như mấy phút đó nó bị đá. Ít khi đá lại được.
Cũng có nơi bắt chấp mỗi hồ bịt mỏ bao nhiêu đó. Đây là thỏa thuận của 2 bên.
– Gà hơn tuổi hơn cựa phải chấp quấn cựa. Hoặc cũng chấp mỏ.
Về vấn đề cựa và cân nặng sẽ dễ xác định.
Nhưng về tuổi của gà thì phải chơi 1 thời gian mới nhìn ra được. Đây là vấn đề tranh cãi nhiều khi đi ghép gà.
Nhiều khi ra ghép chủ gà ngây ngô bảo gà mới 8 tháng. Nhưng loanh quanh hóa ra nó lại quá già rồi và đã ăn nhiều độ.
Nhiều khi gà già mà nói gà non. Và vấn đề này sẽ được tôi nói ở 1 bài khác.
Anh em chỉ hiểu họ căn cứ tuổi gà để ghép gà và 2 bên tự nhìn gà nhau mà đoán. Và xem có nên chơi hay không và nên chấp mỏ hay chấp cựa.
Chấp cựa nghĩa là bịt cựa bằng băng dính hoặc xốp bịt cựa để làm giảm độ sát thương của gà.
Thời gian thi đấu gà chọi và một số việc làm trong thi đấu
Gà thi đấu theo từng hồ. Kiểu hiệp đấu trong thể thao.
Mỗi hồ từ 15-20 phút.
Và trong quá trình thi đấu hết 1 hồ sẽ nghỉ khoảng 5 phút.
Trong thời gian nghỉ họ sẽ phải làm nước. Nghĩa là làm con gà tỉnh táo phục hồi sau đó lại vào thi đấu hồ tiếp theo.
Và người làm nước giỏi sẽ là người làm gà phục hồi nhanh nhất. Đây là vấn đề cần lưu tâm khi mang gà đi thi đấu.
Mượn giờ hay vay giờ: nghĩa là lẽ ra gà đá hết hồ mới được nghỉ. Thì trong thi đấu nếu con gà có trấn thương nghiêm trọng nào đó. Họ có thể mượn vìa phút để khắc phục cho con gà.
Có thể đó là bung mỏ, bung cựa, bục đầu …
Gà sẽ đá đến khi nào gà bị thua thì thôi. Tức là gà chạy và kêu. Chứ không có quy định về số hồ.
Một số trận đá kiểm. Có thể khoán hồ. Nghĩa là ví dụ tôi khoán 3 hồ gà anh sẽ chạy. Nếu gà anh không chạy tôi sẽ thua. Kiểu như vậy.
Hoặc là 2 con đá kiểm, nghĩa là 3 hồ không phân thắng bại thì thôi hòa.
Gà bê, hoặc bốc: Nghĩa là gà đang đá cảm thấy sắp thua thì bên thua xin bê. Nghĩa là chịu thua sớm.
Cái này tùy thỏa thuận. Ví dụ xin bê chỉ mất 80% phần thưởng nếu đá đến lúc chạy chẳng hạn.
Họ bê để mất ít tiền hơn so với thỏa thuận ban đầu và bảo toàn con gà. Vì gà đã bị đá chạy kêu sẽ không thi đấu được sau này nữa. Nó sẽ bị nhát đòn.
Cách người ta chấp tiền và cá cược trong chọi, đá gà
Gà chọi họ thường chơi theo đội. Việc cá cược lúc ban đầu gọi là đá bao.
Ví dụ bao 200 ngàn. Nghĩa là thắng được 200 ngàn.
Trong lúc đá nó sẽ sinh ra việc con nào hay hơn con nào dở hơn.
Lúc đó có việc gạ kèo nhau là tôi nhận con này đá với anh con kia. Tôi chấp anh 3 tiền ăn 7 tiền …
Và cứ hết 1 hồ hoặc 1-2 phút lại có một thỏa thuận khác của người xem bên ngoài với nhau.
Tùy vào từng tình huống trong trận đấu mà con gà bị xuống giá hay lên giá là vậy.
Có thể con gà đang chấp bị mất mắt trong thi đấu lập tức nó bị chấp lại.
Vì vậy số tiền bao ban đầu đôi khi không là gì so với thực tế cá cược trong trận đấu.
Và thực tế thì đôi khi người cầm gà lại nhau sang nhận con gà bên đối thủ để cá cược.
Và đôi khi người cầm gà đá thua mà lại được tiền là vậy.
Câu chuyện này rất dài và nan giải tôi sẽ nói ở bài khác.
Gà thay lông khi nào
Vào mùa lạnh. Gà sẽ thay lông.
Thường bắt đầu vào tháng 9 âm lịch đến hết tháng 12 âm lịch.
Tùy vào mỗi con gà mà nó thay lông muộn hay sớm.
Khi gà thay lông xong gọi là gà lông 2. Nếu thay tiếp lông năm nữa gọi là lông 3 …..
Gà thay lông là phản ứng tự nhiên của cơ thể khi nó bước vào mùa lạnh. Cơ thể sẽ bắn lông mới để thay cho lớp lông cũ đã hỏng giúp gà chống rét.
Đôi khi cũng có con gà không thay lông.