Hướng dẫn quy trình luyện tập, đào tạo gà chọi cơ bản cho người mới bắt đầu.
Một con gà trước khi ra trường đấu cần phải có một quy trình đào tạo và vần vỗ đào tạo bài bản mới mong mang lại chiến thắng.
Trong Video này chúng tôi sẽ nói về các bước cơ bản để đào tạo một con gà.
Nuôi gà từ nhỏ đến khi lên chuồng
Một con gà từ khi còn nhỏ đến khi bắt đầu có hiện tượng gáy phải được thả rông ngoài tự nhiên.
Trong một không gian rộng rãi, nguồn thức ăn phong phú. Không gian càng rộng càng tốt.
Mục đích là để gà có được gân gối và xương sức khỏe mạnh. Đây là một giai đoạn vô cùng quan trọng. Nó ảnh hưởng đến sự bền bỉ sau này của gà.
Trong giai đoạn này gà phải được sống trong môi trường bầy đàn. Được chăm sóc thật cẩn thận và theo dõi kỹ lưỡng về sức khỏe. Mục đích là để chúng ta loại bỏ đi những con gà có nhiều bệnh vặt. Đồng thời giữ lại những con gà có tiềm năng.
THAM KHẢO: GÀ CHỌI CON
Giai đoạn trước khi đào tạo gà chọi – Gà lên chuồng
Khi gà được 7 tháng tuổi bắt đầu gáy, không thể nuôi theo bầy đàn được nữa.
Mà sẽ được chuyển lên chuồng nuôi riêng từng con.
Giai đoạn này gà hoàn thiện bộ lông vì vậy không nên đụng chạm hay bắt ra bắt vào. Hàng ngày chỉ nên cho ăn và theo dõi sự phát triển và sức khỏe của gà.
Sau 3 tháng gà bắt đầu khô lông ống và khung bệ đã hoàn thiện. Lúc này mới chính thức chuyển qua giai đoạn đào tạo.
Như vậy một con gà khi đưa vào đào tạo phải có tuổi từ 10 đến 11 tháng.
Trước khi đưa vào đào tạo gà phải trải qua 1 đến 2 lần sát hạch đầu tiên. Anh em thường gọi là mở mỏ, hay thử chân. Thường thời gian cho 1 lần sát hạch là khoảng 10 phút hoặc 1 hồ.
Đó là sự va chạm đầu tiên với đối thủ để xác định xem con gà có tài năng hay không. Có xứng đáng để đào tạo hay không. Đối thủ để thử chân cũng phải có tuổi đời và cân nặng tương đương với con gà mà ta muốn sát hạch.
Bởi đây là giai đoạn mầm non nên gà thường không phô diễn rõ ràng được hết khả năng của mình. Nên để có thể đánh giá chính xác tài năng của con gà đòi hỏi người chơi phải có con mắt tinh tế, và kinh nghiệm nhiều năm.
Một người thiếu kinh nghiệm rất dễ đánh giá và chấm điểm sai về con gà của mình.
Nếu gà đạt được những yêu cầu của người nuôi thì con gà đó coi như là được lựa chọn để đào tạo.
THAM KHẢO: GÀ CHỌI ĐẸP
Cắt lông cho gà chọi
Đây là bước quan trọng để tạo dáng cho gà và để lộ ra những khu vực cơ bắp quan trọng cần được xoa bóp sau này.
Tùy sở thích và thời tiết các mùa trong năm mà gà được cắt tỉa lông theo một kiểu cách khác nhau.
Mùa hè gà thường được cắt tỉa gọn gàng hơn mùa đông. Mùa đông hoặc mùa thu gà chỉ nên cắt tỉa sơ qua tránh để gà bị lạnh.
Quy trình đào tạo gà chọi
Quá trình đào tạo gà sẽ có 5 công việc chính cần phải thực hiện
– Om chườm
– Vào nghệ
– Luyện tập thể lực
– Luyện tập đối kháng
Tất cả những công việc này mục đích chính là nâng cao sức chịu tải và khả năng thi đấu của gà. Để khi gà bước vào thi đấu đạt được điểm rơi về phong độ.
Việc đào tạo này phải tuân theo nguyên tắc nâng cao dần về cường độ và mức độ, đồng thời phù hợp với từng con gà cụ thể khác nhau.
Chính vì vậy chúng tôi mạn phép chỉ nêu ra chứ không thể cụ thể ra sao cho từng con gà.
Người chơi phải tự mình cảm nhận và kinh nghiệm của mình để biết mà áp dụng.
Bây giờ chúng ta sẽ đi vào từng công việc cụ thể nhé.
THAM KHẢO: TRỨNG GÀ CHỌI
Om chườm cho gà chọi
Om chườm là công việc mà người chơi phải làm hàng ngày cho gà.
Cần phải có một nồi nước om bên trong có các dược liệu bằng thảo mộc như lá tre, cúc tần, ngải cứu, gừng, xả, vân vân. Tùy theo mỗi một người lại có một bí quyết riêng cho vào nồi nước.
Nước lá được đun cho sôi và kỹ, sau đó dùng khăn nhúng nước, vắt sạch. Ủ áp vào da gà khi còn nóng. Khi khăn bớt nóng dùng khăn lau sạch các vùng da của gà.
Việc làm này mục đích là để làm sạch và làm dày các vùng da của gà. Đồng thời làm lưu thông khí huyết giúp con gà khỏe mạnh.
Nó cũng giống như việc tắm nước lá và xông hơi hàng ngày vậy.
Tùy mỗi người nuôi gà mà có thời gian om chườm khác nhau. Có người thích làm vào buổi sáng có người thích làm vào buổi trưa hay buổi chiều.
Sau khi om chườm gà được cho phơi nắng đến khi khô lông để tránh bị nấm mốc và làm gà đỏ khỏe.
Khi con gà được xoa bóp như vậy hàng ngày sẽ rất khỏe mạnh và sảng khoái. Vì vậy đây là việc làm cực kỳ quan trọng của các sư kê.
THAM KHẢO: TRỨNG GÀ NÒI
Luyện tập thể lực
Luyện tập thể lực cũng là việc làm hàng ngày, giúp cho gà khỏe mạnh. Hiểu nôm na đó là giúp gà vận động nâng cao sức khỏe, sự dẻo dai và cơ bắp.
Việc luyện tập thì mỗi người một phương pháp. Chung tôi sẽ chỉ ra cho các bạn một số phương pháp phổ biến người ta hay áp dụng.
Chạy lồng là phương pháp 2 con gà được đặt cạnh nhau. Chúng sẽ tự động chạy quanh. Có thể là chạy ngang hoặc chạy dài. Tùy theo ý đồ luyện tập mà người đào tạo mong muốn.
Đây là phương pháp phổ biến nhất hiện nay và đa số anh em đang áp dụng.
Phương pháp nhảy thùng. Cho con gà vào thùng cao khoảng 80 cm. Khi đó bản năng con gà sẽ nhảy lên thành thùng. Người chơi sẽ lại đẩy con gà vào thùng, cứ như vậy nó nhảy lên nhiều lần đến khi đủ số lượng theo ý đồ đào tạo thì dừng.
Phương pháp tung gà lên cao. Lúc này người đào tạo sẽ tung gà lên sau khi gà rơi xuống sẽ luyện tập khả năng giữ thăng bằng khi tiếp đất.
Đi hơi là phương pháp gà được bịt mỏ, bịt cựa lại sau đó cho thi đấu với gà đối thủ. Lúc này gà đa phần không thể ra đòn mà chủ yếu là luyện sức tì đẩy. Kiểu như vật nhau ở người vậy.
Phương pháp này giúp gà nâng cao sức khỏe tốt nhất và hao tốn thể lực nhất. Tùy vào từng giai đoạn mà cho gà luyện tập đi hơi theo thời gian phù hợp với sức của gà. Sau mỗi đợt luyện tập cần cho gà nghỉ ngơi đầy đủ để gà phục hồi lại thể lực.
THAM KHẢO: GÀ CHỌI CON 1 THÁNG TUỔI
Luyện tập đối kháng
Đây là phương pháp cho gà thi đấu trực tiếp với đối thủ.
Phương pháp này cần tăng dần theo tháng ngày. Từ 1 hồ, 2 hồ, cho đến 4 hồ, năm hồ.
Sau mỗi lần luyện tập cần cho gà nghỉ ngơi đủ ngày để gà kịp phục hồi thể lực và lành vết thương do quá trình vần vỗ bị đau.
Việc luyện tập đối kháng là việc cực kỳ quan trọng, nên người sư kê phải rất chú ý. Khi gà quá đau cần cho dừng lại ngay. Tránh gà bị vỡ đòn.
Trong quá trình luyện tập dù là luyện sức hay luyện đòn thì người chủ gà cũng dựa vào sức của gà để quyết định mức độ luyện tập.
Đồng thời cho gà nghỉ ngơi phục hồi hoàn toàn mới tiếp tục luyện tập.
Điều này phụ thuộc vào sự cảm nhận, kinh nghiệm và trình độ của mỗi người.
Mỗi con gà có khả năng khác nhau, thể lực và khả năng khác nhau. Không thể có một công thức chung nào cả.
Vì vậy đừng áp dụng một cái gì của con gà này cho con gà khác.
Ví dụ như thấy một người sau khi cho vần 2 hồ đòn thì cho gà nghỉ 1 tuần. Về nhà mình cũng áp dụng như vậy với gà của mình. Nhưng con gà của mình khác con gà kia, khả năng hồi phục cũng khác. 1 tuần chưa đủ để nó phục hồi, mà mình đã lại mang ra cho nó luyện tập tiếp. Đó là sai lầm của rất nhiều người hiện nay. Mang áp dụng 1 công thức cho rất nhiều gà khác nhau.
Vào nghệ
Vào nghệ là phương pháp dùng để áp dụng làm cho gà tan đòn sau luyện tập. Đồng thời làm dày da đỏ khỏe cho gà.
Phương pháp này cũng có người áp dụng và cũng có người không áp dụng nên chúng tôi chỉ nêu ra để các bạn tham khảo.
Thường nghệ được dùng là nghệ vàng hoặc nghệ đỏ, nghệ tưởi hoặc tinh bột nghệ. Mỗi người mỗi khác.
Họ say nhuyễn nghệ sau đó hòa với chút muối, rượu bôi vào một số bộ phận trên cơ thể gà. Các bộ phận có thể là đầu mặt, cần cổ, đùi, hông.
Thời điểm vào nghệ thường là sau khi gà đi hơi hoặc luyện tập đối kháng.
Sau khi gà được vào nghệ sẽ để nơi râm mát, vì nghệ rất nóng không nên phơi nắng. Sau 12 đến 24 tiếng thì ra nghệ cho gà, tức là làm sạch các vùng da đó bằng nước sạch.
Như vậy chúng tôi đã trình bày cơ bản các phương pháp luyện tập cho gà.
Liên hệ:
Nếu có bất cứ thắc mắc hoặc nhu cầu cần tư vấn. Mua các sản phẩm về gà chọi, gà đòn.
Hãy liên hệ với chúng tôi theo:
- Đặt hàng qua hotline: 0928 628 777
- Zalo: 0928.628.777
- Fanpage: Trại gà Phong Vân
- Youtube: Phong Vân Trại