Sức của gà chọi chiến

Sức của gà chọi chiến là một điều cực kỳ quan trọng mà người sư kê cần phải nắm được. Nếu bạn là một người chơi gà thì lại càng phải hiểu rõ về điều này.

Sức của con gà chiến bao gồm khả năng chịu đựng và khả năng tấn công.

Khả năng chịu đựng bao gồm khả năng chịu đòn cả về sức mạnh lẫn tinh thần.

Khả năng tấn công bao gồm sự dẻo dai trong thi đấu và sức mạnh khi ra đòn của gà chiến.

Sức của gà chọi chiến
Sức của gà chọi chiến vô cùng quan trọng trong quá trình luyện tập và thi đấu

Tham khảo: TRỨNG GÀ CHỌI

Sức của gà chọi chiến bao gồm những gì

Sức của gà chiến bao gồm: Sức chịu tải và sức tấn công.

Trong sức chịu tải bao gồm: Sức chịu đựng về đòn lối và sức chịu đựng về tinh thần.

Trong sức mạnh tấn công: Bao gồm sự dẻo dai và sức mạnh của một đòn đá.

Tầm quan trọng cần phải hiểu về sức của gà chọi chiến

Ví dụ như một anh chàng lực sĩ chỉ có thể nâng mức tạ ở mức 100kg. Thì khi bắt anh ta phải nâng mức tạ 100kg sẽ dẫn đến 2 trường hợp.

1 là anh ta sẽ bị gãy xương. 2 là anh ta sẽ không thể nâng mức tạ đó lên được.

Một con gà chọi chiến nó có sức chịu đựng là 5kg. Mà nó phải chịu những cú đá nặng 10kg liên tục nó sẽ không chịu đựng được.

Một con gà chọi chiến ở thời điểm non tơ nó chỉ có thể đá cú đá nặng 3kg. Thì nó không thể đá thua được con gà mà chịu được 10kg.

Và ta phải hiểu rằng một con gà ở từng thời điểm, từng giai đoạn phát triển và luyện tập. Sẽ có sức khác nhau.

Và người huấn luyện gà hay sư kê phải hiểu rất rõ về con gà của mình. Để có thể có một chế độ luyện tập và thi đấu phù hợp.

Một con gà có thể chịu cú đánh 3kg mà cho nó luyện với cú đá 5kg thì chỉ có hỏng gà. Chứ làm sao nâng cao khả năng thi đấu của nó được.

Một con gà còn non tơ tinh thần chưa vững. Về thể xác nó có thể chịu đựng được 5kg. Nhưng về tinh thần nó chỉ chịu đựng được 3kg.

Nếu cố tình cho đá với con gà có cú đá mạnh 5kg. Thì nó có thể hoảng loạn về tinh thần và chạy ngang. Mặc dù thể xác nó vẫn không bị sao cả.

Tham khảo: GÀ CHỌI CON TÔNG DÒNG XUẤT SẮC

Sức chịu tải của gà chọi chiến

Sức chịu tải của gà chọi chiến

Mọi người thường nói đến cụm từ sự tải đòn.

Ý nói đến khả năng chịu đòn của con gà.

Ở đây đôi khi là một câu nói tắt. Nghĩa của nó là khả năng chịu đòn cả về thể xác và tinh thần.

Con gà không phải lúc nào thể xác và tinh thần nó cũng tốt.

Khi nó còn non, chưa gáy, mới gáy, chưa va chạm, hoặc khi đau ốm bệnh tật, ra lông măng, thay lông, mới ăn đòn xong …

Là những thời điểm cực kỳ nhạy cảm về tinh thần và thể xác.

Lúc này khả năng chịu đựng cả về thể xác và tinh thần của nó đều kém.

Nếu người mới chơi không để ý. Cố tình vác gà ra đá thì rất dễ dẫn đến tình trạng gà chạy ngang hoặc nhảy cót không đá.

Vào lúc gà mới gáy căng. Vẫn tơ non. Về thể chất thì rất khỏe. Nhưng tinh thần thì chưa vững vàng.

Nên cho gà tiếp cận với những con gà cũng non như thế. Để cho nó chỉ bị những đòn đánh nhẹ nhàng.

Nhưng câu chuyện đáng nói là nhiều trường hợp cố tình hoặc vô tình cho ghép với con gà quá lõi rồi.

Gà bị đá một đòn thấu xương. Tuy không ảnh hưởng đến thể xác nhiều. Nhưng tinh thần con gà bị hoảng loạn, và nó nhảy cót vỡ đòn.

Người non kinh nghiệm hoặc người cố tình nói khích nhân đó mà nói rằng. Gà lai và anh hãy về thịt cả tông ti họ hàng nhà nó đi.

Đó là sự trả giá cho việc không hiểu gì về sức chịu tải của con gà.

Tham khảo: TRỨNG GÀ NÒI

Sức chịu tải sẽ tăng lên trong quá trình luyện tập

Trong quá trình luyện tập và thi đấu sức chịu tải của con gà sẽ được tăng lên dần dần.

Để làm được điều này. Người sư kê phải có được một sự hiểu biết nhất định về con gà.

Để cho nó một chế độ luyện tập phù hợp không quá ít và không vượt quá khả năng chịu đựng của nó.

Và qua đây tôi cũng xin nói là mỗi con gà có khả năng chịu tải khác nhau.

Có con ban đầu sức chịu tải của nó đã cao cả về tinh thần và thể xác.

Có con thì thể xác lúc đầu chịu tốt nhưng tinh thần nhút nhát. Có con thì tinh thần thì cực lỳ mà thể xác thì ốm o.

Và sự phát triển về sức chịu tải cũng mỗi con mỗi khác. Khi luyện tập có con nâng cao rất nhanh khả năng chịu tải.

Có con phải nâng từ từ.

Và người sư kê phải cảm nhận thông qua việc bám sát vào con gà. Để có chế độ luyện tập hợp lý.

Tất cả những người đưa ra công thức huấn luyện để áp dụng cho gà chỉ để tham khảo.

Không có một công thức chung nào cho việc luyện tập hết.

Vì mỗi con gà đều khác nhau.

Có người nói 1 hồ đòn rồi 1 hồ hơi rồi nghỉ 1 hồ bao nhiêu ngày. Rồi lại qua 2 hồ đòn, rồi 2 hồ hơi rồi nghỉ bao nhiêu ngày rồi …vv… Đó là điều để tham khảo chứ không phải dành cho tất cả.

Mình phải hiểu là hồ đòn để nó nâng cao cái gì, hồ hơi để nâng cao cái gì, chạy lồng để nâng cao cái gì …vv…

Khi nào thì dùng phương pháp đi hơi, khi nào dùng phương pháp chạy lồng …..

Sau đó áp dụng mới thực sự là chuẩn.

Và kể cả sự nghỉ ngơi và chế độ dinh dưỡng cũng mỗi con mỗi khác nhé anh em.

Cẩn thận ở một số thời điểm nhạy cảm

Ở một số thời điểm con gà rất nhạy cảm thậm chí sức chịu tải rất nhỏ. Chỉ một đòn nhẹ cũng làm gà chạy nóng ngay.

Sau khi đá xong 1-2 ngày đầu tiên. Giống như khi bạn chạy thể thao sang ngày hôm sau mới thấy cơ thể có dấu hiệu đau nhức mạnh.

Gà chiến sau khi đá về. Sau nửa ngày hoặc 1 vài ngày sau nó còn đau ê ẩm. Thậm chí đau hơn cả lúc đang thi đấu.

Mà vô tình ngẫu hứng mang nó ra cho đá thử vài chân. Hậu quả là gà chạy chỉ sau vài đòn.

Khi gà thay lông hoặc đang lông ống đầy người toàn thân nó đau nhức khó chịu. Đừng nói đến đánh nhau. Chỉ riêng việc bắt ra bắt vào đụng chạm cũng đủ để làm nó cảm thấy đau nhức hoảng loạn rồi.

Khi con gà bị ốm trong người. Là trường hợp gà hen, khẹc, ốm trong, gầy gò, ….

Rất nhiều người không hiểu cố tình mang gà ra đá bừa. Lúc này gà rất yếu và khó chịu.

Khi gà con non tơ. Khả năng nhạy cảm không nhiều nhưng cũng chính vì thế mà anh em rất hay mắc phải.

Gà mình chỉ chịu đựng được 2 hồ với đòn đánh như vậy. Nhưng quá tự tin về gà tiếp túc chồng thêm con gà nữa vào đá.

Hoặc cho đá quá sâu hồ, hoặc đá với gà già hơn vì thấy gà mình mở mỏ hay quá.

Tất cả những sự ẩu đó sẽ dẫn đến hậu quả khó lường.

Tham khảo: GÀ CHỌI HAY

Sức mạnh tấn công của gà chọi chiến

Cũng như sức chịu tải của gà chọi chiến. Sức mạnh tấn công rất quan trọng trọng quá trình thì đấu.

Sức mạnh tấn công bao gồm sự dẻo dai và sức mạnh một đòn đánh, sự khôn ngoan trong quá trình thi đấu.

Sức dẻo dai, sự khôn ngoan có thể gọi là sức chịu tải cũng được nhưng tôi muôn đưa sang mục này. Bởi nó thiên về khả năng tấn công hơn là tránh đòn.

Sự dẻo dai là khả năng gà có được sức mạnh để thi triển sự khôn ngoan và chính xác của đòn đánh.

Khi một cầu thủ bóng đá có được kỹ thuật nhưng lại đang mệt phờ râu thì làm sao biểu diễn được những kỹ thuật thượng thừa.

Con gà yếu làm sao tì đè được để thi triển đòn đá sở trường.

Hoặc như đòn lúc đầu nặng 10kg nhưng sau vài hồ chỉ đá được 3-4kg.

Sức mạnh của một đòn đánh chính là độ nặng và chính xác của đòn đánh.

Điều này cực kỳ quan trọng mà tôi sẽ phân tích ngay sau đây.

Một con gà tơ gần như rất khó thắng gà già lõi vì sao?

Một con gà tơ cực hay. Hồ 1 nó thi triển toàn tuyệt kỹ đá vào toàn chỗ hiểm.

Một con gà già không hay lắm về sức mạnh tấn công. Nhưng sự chịu tải của nó cả về tinh thần và thể chất đều cao.

1-2 hồ đầu gà tờ lấn lướt nhờ kỹ thuật thượng thừa và đòn đánh chính xác.

Nhưng bạn biết rằng gà tơ dù hay vẫn là gà tơ. Mức của nó trong một số trường hợp sẽ hạ được gà già. Nhưng đa phần và không thể hạ được.

Đến những hồ sau. Sự dẻo dai không còn ở con gà tơ. Đòn đánh nhẹ dần, thiếu chính xác. Đồng thời sự tì đè và di chuyển không còn đủ để ra đòn sở trường nữa.

Hậu quả là gà già chỉ đứng không và đá vài đòn. Gà tơ sẽ bị hạ.

Đây là ví dụ điển hình và rất rất nhiều anh em chơi gà quá tự tin thường hay mắc phải.

Tham khảo: GÀ CHỌI CON 1 THÁNG TUỔI

Gà tông dòng chuẩn có chạy ngang không?

Nếu hiểu về sức mạnh sự chịu tải và khả năng tấn công của gà thì sẽ hiểu và trả lời câu hỏi này.

Gà chính tông vẫn chạy ngang nếu vượt ngoài sức chịu đựng của nó. Ở đây cả về tinh thần và thể xác.

Không bao giờ có một công thức chuẩn để áp dụng cho tất cả các con gà?

Mỗi con gà có một khả năng khác nhau. Trong từng giai đoạn khác nhau.

Thậm chí có con không thay lông, co con lại thay lông trong mùa đông.

Có con sinh ra đã mạnh, có con phải từ từ nâng tầm gà lên.

Vậy thì đừng theo công thức nào tuyệt đối.

Chỉ nên tham khảo và áp dụng dần dần với từng con gà của mình.

Chúc các bạn thành công

LIÊN HỆ

Nếu có nhu cầu mua các sản phẩm về gà chọi. Hoặc có thắc mắc về kiến thức nuôi gà. Xin liên hệ qua:

Rất hân hạnh được phục vụ quý khách!