Cách nuôi gà chọi con khỏe mạnh

Cách nuôi gà chọi con khỏe mạnh không khó nhưng đòi hỏi người nuôi gà phải tinh ý. Trong bài biết này chúng tôi sẽ hướng dẫn cho anh em cách nuôi gà chọi con và phòng tránh bệnh tật cho gà con một cách hiệu quả nhất. 

Gà chọi là một thú chơi đòi hỏi sự tỉ mỉ. Nhưng hầu hết anh em mới bắt đầu nuôi đều bỡ ngỡ đặc biệt là quá trình nuôi gà chọi con. Để nuôi gà chọi con khỏe mạnh cần thực hiện và lưu ý đến các yếu tố sau đây.

Môi trường sống của gà chọi con, thức ăn, nước uống, phòng và chữa bệnh. Ngay sau đây chúng ta sẽ bắt đầu đi tìm hiểu từng yếu tố để tạo nên một đàn gà con khỏe mạnh nhé.

Cách nuôi gà chọi con
Cách nuôi gà chọi con khỏe mạnh không khó nhưng cần sự tinh tế tỉ mỉ

I. Con giống khỏe mạnh sẽ tạo nên những con gà con khỏe mạnh

Muốn có được một đàn gà chọi con khỏe mạnh sau này. Thì trước tiên phải có những con gà con khỏe mạnh.

Những con giống tốt không ốm yếu, què quặt, bệnh tật tiềm ẩn sẽ tạo thuận lợi cho quá trình nuôi gà sau này.

Vậy thì để có con giống khỏe mạnh chúng ta cần phải lưu ý điều gì?

Tham khảo: Gà chọi con 1 tuần tuổi

1. Bố mẹ khỏe mạnh sẽ cho con giống khỏe mạnh

Những con gà bố mẹ khỏe mạnh dòng giống tốt sẽ cho những con gà con khỏe mạnh.

Thông thường một số con gà đã có thành tích hoặc qua nhiều kỳ sát hạch mới được mang đi đúc mái. Điều này sẽ giúp cho gà con có được tài năng di truyền.

Tuy nhiên cần phải lưu ý đối với những con gà trong quá trình thi đấu đã bị thương quá nặng. Có thể nó đã để lại di chứng trong người cũng làm sức sinh sản của nó bị giảm sút rất nhiều.

Bên cạnh đó là một số anh em đúc gà quá non hoặc quá già cùng là điều nên tránh. Gà nên đúc sau khi đạt 11-12 tháng trở lên và không nên đúc gà đã thay qua kỳ lông thứ 4-5.

Gà trống và gà mái khi mang đi đúc đều phải được lựa chọn từ những con gà có xương sức. Con gà ăn ít, kém ăn hoặc gầy quá cũng không nên dùng làm giống.

Thời điểm đúc gà phải là lúc con gà trống và mái khỏe mạnh. Tránh đúc tại thời điểm gà thay lông hoặc đang bị thương, ốm yếu.

Gà trống đúc đẹp
Gà trống đúc đẹp khỏe mạnh chất lượng sẽ cho ra gà con chất lượng tốt
Gà mái chọi đẹp
Gà mái chọi đẹp dùng để làm giống phải có tông dòng tốt
Gà chọi giống đẹp
Gà chọi giống đẹp từ gà đúc đẹp

Tham khảo: Trứng gà chọi dòng xuất sắc

2. Gà con được ấp chuẩn mực và xuống ổ đúng cách sẽ cho con giống tốt.

Gà con nếu được ấp bằng máy ấp thì phải là máy ấp đúng tiêu chuẩn. Nếu máy ấp không đúng sẽ ấp ra những con gà bị dị tật hoặc yếu do không đủ nhiệt hoặc nhiệt không đều …

Gà con nếu được ấp bằng gà mái mẹ thì cúng phải do con gà mái khéo léo ấp. Nhiều con gà mái vụng về trong quá trình ấp sẽ làm vỡ trứng hoặc gà con bị tật …

Gà con trong quá trình dù là ấp máy hay ấp bằng mẹ sẽ nở sau 21 ngày. Cần phải để cho gà con nằm nguyên trong ổ sau khi nở 1-2 ngày sau khi ra khỏi vỏ trứng. Khi gà đã hoàn toàn khô lông mới được phép xuống ổ cho gà. Xuống ổ tức là đưa gà con ra khu vực chuồng nuôi đã được chuẩn bị sẵn.

Gà chọi con đẹp
Gà chọi con đẹp được xuống ổ đúng cách sẽ rất khỏe mạnh

II. Cách nuôi gà chọi con – Môi trường sống của gà con

Đối với bất kỳ loài động thực vật nào thì môi trường sống cũng cực kỳ quan trọng. Nó có thể tạo ra sự khỏe mạnh hay ốm yếu của động thực vật.

Gà con cũng vậy, khi nuôi chúng ta cần tạo ra môi trường thuận lợi nhất cho nó để nó phát triển khỏe mạnh.

Có 2 cách nuôi gà là nuôi bầy đàn không có mẹ nuôi và nuôi gà có mẹ nuôi.

Tham khảo: Gà chọi con tông dòng xuất sắc

1. Cách nuôi gà chọi con ấp máy hoặc nuôi bầy đàn không có mẹ.

Cách nuôi này áp dụng khi chúng ta ấp trứng bằng máy ấp, gà con nở ra sẽ không có mẹ. Hoặc áp dụng khi chúng ta muốn nuôi chúng nhiều ổ ấp do mẹ ấp vào cùng một đàn.

Chuồng nuôi gà cần phải đủ rộng để gà di chuyển chạy nhảy, có lưới chắn chuột, chó mèo tấn công. Đặc biệt là chuột rất thích những con gà con béo tốt non tơ.

Nền chuồng được rải trấu, đủ dày để gà ấm và khô ráo khi có phân gà. Dù là mùa đông hay mùa hè thì đều phải thắp bóng đèn sưởi cho gà con trong những ngày đầu tiên mới nở.

Vào mùa hè nóng, sau 3-5 ngày bỏ bóng đèn đi và chỉ thắp sưởi vào hôm mưa lạnh. Miền nam khí hậu quanh năm nóng ấm thì lựa thời tiết mà bỏ bóng sưởi đi.

Vào mùa đông của miền bắc, trừ những hôm nắng to ấm áp còn lại đều phải thắp bóng đèn sưởi ấm cho gà con.

Người nuôi tùy số lượng gà mà thắp bóng có công suất lớn hay nhỏ để tiết kiệm điện. Bóng đèn sưởi là bóng đèn sợi đốt.

Chuồng nuôi gà chọi giống
Chuồng nuôi gà chọi giống phải được thắp bóng sưởi và có lưới chắn chuột chó mèo

2. Cách nuôi gà chọi con có mẹ nuôi

Chuồng nuôi có thể chỉ cần lưới thưa chắn chó mèo … còn lại chuột sẽ khó bắt gà con khi có gà mẹ. Tuy nhiên nếu là một con gà mái vụng về hoặc số lượng gà con nhiều gà mẹ không thể che chở hết. Thì cần phải có lưới chắn chuột.

Chuột thường bắt gà con vào ban đêm. Khi đó gà mẹ sẽ ủ ấm cho gà con và che chở nó. Dù vậy đôi khi vẫn bị bắt mất nếu chuột quá nhiều và dữ. Nếu có điều kiện vẫn nên có lưới chắn chuột.

Gà con khi có mẹ nuôi sẽ được ủ ấm hoàn toàn nhờ gà mái mẹ. Tuy nhiên một số trường hợp sau đây phải thắp bóng đèn hỗ trợ cho gà con.

  • Khi gà con trong đàn mới nở quá nhiều, trên 12 con vào mùa đông lạnh giá.
  • Khi đàn gà con ít nhưng đã lớn (khoảng trên 10-20 ngày tuổi) gà mẹ không ủ che hết được nữa. Vào mùa đông lạnh giá.
  • Vào những ngày rét đại hàn mà gà con trong thời gian mới xuống ổ 1-7 ngày tuổi.

Chuồng nuôi gà trong trường hợp này cũng đều phải rải trấu. Để giữ nền chuồng sạch sẽ.

Gà mái mẹ nuôi con
Gà mái mẹ nuôi con sẽ ủ ấm và bảo vệ đàn con khỏi chuột

Tham khảo: Gà chọi con 20 ngày tuổi

3. Lưu ý môi trường nuôi gà chọi con

Chuồng nuôi gà chọi con lúc nhỏ có thể là cần 1 không gian nhỏ. Nhưng theo thời gian gà con lớn dần, nó sẽ cần một không gian rộng lớn hơn để chạy nhảy. Từ đó mà phát triển gân gối cơ bắp.

Nền chuồng nuôi lúc gà còn nhỏ nên là nền lát gạch rải trấu. Nhưng trong giai đoạn khi gà đạt được 2 tháng tuổi trở lên. Cần không gian rộng lớn hơn. Nên thả ra vườn vào ban ngày tối về nhốt gà vào chuồng nuôi trong nhà.

Đối với gà choai từ 2 tháng đến khi trưởng thành nền chuồng phải là nền đất. Nếu là nền gạch hoặc ximang cứng sẽ dễ làm hỏng chân gà trong quá trình di chuyển bay nhảy. Không có lợi trong thi đấu sau này.

Với gà khi nuôi trong nhà cần để ý diệt các loại côn trùng gây bệnh như bọ chét, mạt …. Những loại này sẽ đốt hút máu và ăn mòn sự sống làm gà còi cọc.

Chuồng nuôi gà chọi con
Chuồng nuôi gà chọi con cần phải đủ rộng theo tuổi của gà để phát triển gân gối

III. Cách nuôi gà chọi con – Thức ăn- Phòng bệnh cho gà chọi con

Thức ăn cho gà chọi con

Cần lưu ý đến máng ăn và máng uống cho phù hợp lứa tuổi gà con. Khi còn nhỏ thì cho máng nhỏ khi gà to dần phải thay máng to hơn.

Đối với gà con ở giai đoạn 1-15 ngày tuổi cho gà ăn cám hạt nhỏ (cám mảnh) nhiều dinh dưỡng. Khi gà trên 15 tuổi đến 3 tháng tuổi cho ăn cám hạt to.

Khi gà đạt 3 tháng tuổi thì cần cho gà ăn lúa ngâm, lúa mầm, ngô ngâm đổi bữa. Kết hợp cho gà ăn thêm các loại cá nhỏ, ếch, cóc, rắn, cám, rau củ quả.

Máng ăn cho gà chọi con
Máng ăn cho gà chọi con phải phù hợp lứa tuổi của gà con
Thức ăn cho gà chọi con
Thức ăn cho gà chọi con giai đoạn nhỏ là cám mảnh nhỏ
Thức ăn cho gà chọi
Thức ăn cho gà chọi từ 2-3 tháng phải bổ xung rau củ quả cá nhỏ

Phòng bệnh cho gà chọi con

Cần làm tốt công tác môi trường nuôi sẽ giảm được rất nhiều bệnh tật. Ngoài ra cần tiêm phòng mazek, newcalte, gumboro là những bệnh chính cho gà.

Bên cạnh đó là phòng bệnh hen, đi ỉa và đau mắt, bệnh đậu cho gà con.

Đối với bệnh hen và đi ỉa đều đặn 2-3 tuần phải cho gà uống thuốc phòng.

Đối với bệnh đậu và bệnh đau mắt cần quan sát khi chăm sóc gà khi bị bệnh phải cho uống thuốc và nhỏ thuốc ngay.

Mưa rét thì không được thả gà ra vườn, ấm áp mới thả gà. Mưa rét phải che chắn cho gà thật kỹ tránh để chuồng có gió lùa. Mùa hè thì chuồng nuôi phải mát mẻ và thoáng gà sẽ lớn nhanh và khỏe mạnh.

Gà chọi tơ đẹp
Gà chọi con giống tốt được nuôi dưỡng đúng cách tạo nên những con gà tơ rất đẹp

Tham khảo: Gà chọi con 1 tháng tuổi

Nhận biết gà khỏe mạn hoặc bị bệnh đặc biệt là hen

Khi gà bị bệnh thông thường sẽ có các biểu hiện là ủ rũ, kém ăn hoặc bỏ ăn.

Chạy chậm, và nếu bị hen thì khò khè và rụt cổ.

Gà nhanh nhẹn ăn mạnh nhanh và no là gà không bị bệnh.

Tại sao chúng tôi nhấn mạnh bệnh hen của gà con. Bởi hầu như 80-90% các bệnh mắc phải. Đặc biệt là mùa đông ở gà là bệnh hen khẹc.

Khi bị bệnh gà khò khè, khó thở ngáp, cổ rụt và kém ăn. Gà con nhiều con cánh bị sếch lên. Vào ban đêm nếu gà khỏe mạnh sẽ nằm soài ra nền chuồng và ngủ. Còn gà bị hen sẽ khò khè và ngáp.

IV. Nên mua con giống gà chọi con ở đâu

Thực tế thì hiện nay có rất nhiều người nhiều nhà nuôi gà chọi. Và đôi khi họ cũng có đúc gà làm giống.

Tuy nhiên sự chọn lọc sẽ không có, việc đúc gà đôi khi tùy hứng. Điều này sẽ làm thui chột đi những dòng gà gốc của họ.

Với 1 cơ sở chuyên nghiệp sẽ đúc gà một cách cẩn thận. Chọn lọc từng con gà mái trống. Từ đó mà có được những con giống tốt nhất.

Vậy để mua được dòng gà ưng ý và chuẩn mực. Thì cần phải mua ở nơi tin tưởng. Có thể là bạn bè, anh em thân thiết.

Họ sẽ nói cho ta nghe về nguồn gốc, cũng như chất lượng con gà con mà họ đúc ra.

Tuy nhiên nếu như bạn không có ai quen biết để có thể mua. Hãy tìm đến một cơ sở đúc gà uy tín.

Sự chuyên nghiệp cũng như uy tín của một trại gà lớn sẽ được ưu tiên hàng đầu. Họ sẽ không đánh đổi những uy tín đó để lấy một vài đơn hàng nhỏ lẻ.

Chính vì vậy chất lượng gà con gần như sẽ đảm bảo.

Trang trại gà Phong Vân chúng tôi cũng là một trong số những lựa chọn tốt cho bạn.

Với kinh nghiệm nhiều năm đúc và lưu giữ những dòng gà hay. Chúng tôi luôn tạo nên những con giống chất lượng tốt nhất.

Khách hàng có thể liên hệ theo: